CI/CD

CI/CD là gì? Tại sao CI/CD lại quan trọng trong DevOps

Phát triển phần mềm là một quá trình, bạn không thể hoàn thiện nó ngay lập tức nhưng có thể liên tục cải tiến. Vì thế, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của CI/CD để hợp lý hóa chu trình và nâng cao hiệu quả tổng thể. Vậy CI/CD là gì, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

CI/CD là gì?

Tóm tắt quy trình CI/CD

CI/CD là viết tắt của Continuous IntegrationContinuous Deployment. Đây là một quy trình tự động hóa trong phát triển phần mềm, giúp tăng tốc quá trình phát triển và phát hành phần mềm.

Xem thêm: REST API là gì? Cách thiết kế RESTful API bạn chưa biết

CI là gì?

Continuous Integration (CI) hay còn biết đến là tích hợp liên tục, chúng sẽ được xem thành công khi mà các thay đổi về mã nguồn trong một ứng dụng đã được xây dựng, kiểm tra và được đưa vào kho lưu trữ. Kho lưu trữ ở đây có thể là Git, Bitbuket,… CI giúp giải quyết vấn đề của các ứng dụng nhiều nhánh cùng một lúc tránh xung đột xảy ra.

Ví dụ

Giả sử bạn có một nhóm phát triển phần mềm đang làm việc trên một dự án. Mỗi lần một thành viên trong nhóm gửi mã nguồn mới lên kho chung, bộ công cụ tự động kiểm tra mã nguồn mới để xác định xem nó có tương thích với mã nguồn chính hay không. Nếu mã nguồn mới không tương thích, bộ công cụ sẽ thông báo cho nhà phát triển để họ cập nhật mã nguồn của họ.

CD là gì?

CD có hai định nghĩa là Continuous DeliveryContinuous Deployment có nghĩa là phân phối liên tục và triển khai liên tục. Hai khái niệm này liên quan đến nhau, đôi lúc chúng được sử dụng để thay thế cho nhau. Cả hai đều có ý nghĩa tự động hoá các giai đoạn tiếp theo của một pipeline.

Xem thêm: Kafka là gì? Các thành phần trong Kafka

Continuous Delivery

Trong Continuous Delivery, các ứng dụng từ quy trình CI sẽ được chia sẻ vào kho lưu trữ. Sau đó, ứng dụng sẽ trải qua thử nghiệm tự động trước khi sản phẩm cuối cùng được triển khai.

Thông thường, trong giai đoạn Continuous Delivery, code sẽ trải qua ba bước sau:

  • Bước 1: Code sẽ vào môi trường staging nơi nó trải qua quá trình tích hợp và các thử nghiệm khác.
  • Bước 2: Code sẽ được trải qua kiểm thử chấp nhận (acceptance testing) ứng dụng.
  • Bước 3: Code được gửi đến continuous deployment pipeline để chuẩn bị cho quá trình sản xuất.
Sự khác nhau giữa Continuous Delivery và Continuous Deployment

Continuous Deployment

Sau quá trình Continuous Delivery, ứng dụng sẽ trải qua giai đoạn Continuous Deployment cuối cùng. Trong giai đoạn này, tất cả các module và ứng dụng sẽ trải qua các đánh giá, sửa lỗi, kiểm tra và đã sẵn sàng triển khai để đưa vào sản xuất.

Ví dụ

Sau khi quá trình kiểm tra mã nguồn đã hoàn tất thành công, bộ công cụ sẽ tự động phát hành phần mềm mới nhất đến môi trường sản xuất hoặc môi trường thử nghiệm. Nếu phần mềm mới có lỗi, bộ công cụ sẽ tự động quay lại phiên bản trước đó của phần mềm.

Trong ví dụ trên, bạn có thể sử dụng công cụ như Jenkins hoặc Travis CI để tự động hóa quá trình CI/CD.

Xem thêm: Kafka cơ bản: Cách sử dụng Kafka với Confluent & Go

Ưu điểm của CI/CD

  • Tăng tốc độ phát triển: CI/CD cho phép nhóm phát triển phát hành phần mềm một cách nhanh chóng và liên tục, tăng tốc độ phát triển.
  • Giảm lỗi: CI/CD cung cấp môi trường tự động hóa để kiểm tra code, phát hành, giảm lỗi trong quá trình phát triển và phát hành.
  • Tăng tính linh hoạt: CI/CD cho phép nhóm phát triển phát hành phần mềm một cách linh hoạt, giúp đảm bảo sản phẩm được cập nhật và cải tiến liên tục.
  • Tăng tính chất lượng: CI/CD cung cấp môi trường tự động hóa để kiểm tra mã, giúp tăng tính chất lượng và giảm số lỗi trong phần mềm.

Nhược điểm của CI/CD

  • Chi phí cao: Triển khai CI/CD yêu cầu nguồn tài nguyên và chi phí, đặc biệt là khi sử dụng các công cụ phức tạp.
  • Kiến thức chuyên môn cao: Triển khai CI/CD yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn cao về phần mềm và các công cụ liên quan.
  • Thời gian tải về lâu: Khi sử dụng CI/CD, thời gian tải về và chuẩn bị cho phát hành có thể rất lâu, đặc biệt khi phần mềm có dung lượng lớn.
  • Rủi ro về bảo mật: CI/CD có thể tạo ra rủi ro về bảo mật khi các quy trình phát hành không được kiểm soát chặt chẽ hoặc các cấu hình không được cập nhật đúng cách.
  • Khó khăn trong giải quyết sự cố: Khi có sự cố xảy ra trong quá trình phát hành, giải quyết sự cố có thể rất khó và cần thời gian.

Xem thêm: Giải pháp scale WebSocket với Socket.IO

Tại sao CI/CD lại quan trọng trong DevOps?

Bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về DevOps nhé!

CI/CD rất quan trọng trong DevOps vì nó cung cấp một loạt các lợi ích sau đây:

  • Tăng tốc độ phát hành: Quá trình CI/CD tự động hóa quá trình kiểm tra và phát hành phần mềm, giúp tăng tốc độ phát hành phần mềm mới nhất tới môi trường sản xuất hoặc thử nghiệm.
  • Giảm thời gian chờ đợi: CI/CD giúp giảm thời gian chờ đợi cho nhóm phát triển khi phát hành phần mềm mới, vì việc kiểm tra và phát hành được tự động hóa.
  • Tăng tính bảo mật: Quá trình kiểm tra mã nguồn tự động của CI/CD giúp tăng tính bảo mật cho phần mềm, vì nó giúp phát hiện lỗi sớm trước khi chúng được phát hành.
  • Giảm sự phụ thuộc vào nhân viên: Khi sử dụng CI/CD, nhóm phát triển không còn phụ thuộc vào một người cụ thể để thực hiện các quá trình kiểm tra và phát hành, giúp giảm sự phụ thuộc và giảm thời gian chờ đợi.
  • Tăng tính linh hoạt: CI/CD cho phép nhóm phát triển tạo ra và phát hành các bản cập nhật phần mềm một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Lời kết

Với bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm CI/CD là gì và thấy được tầm quan trọng của CI/CD trong thực tiễn, hỗ trợ viết code và phát triển phần mềm.

Nếu bạn có định hướng trở thành DevOps chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo bài viết Lộ trình học DevOps trong 12 ngày.

Đọc thêm:

Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ
Email: [email protected]

(Nguồn: 200lab.io)

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button